Bối cảnh Nổi dậy tại Đông Đức 1953

Trong tháng 7 năm 1952 tại hội nghị đảng lần thứ hai của đảng (SED) được tổ chức tại Đông Berlin. Theo lời Walter Ulbricht, bí thư đảng, quá trình tiến lên Xã hội chủ nghĩa phải được thực hiện một cách có hệ thống. Họ quyết định quá trình Sô Viết hóa phải được thực hiện mạnh mẽ hơn và sự quan trọng của nhà nước phải được phát triển rộng ra. Đảng đang thực hiện những đòi hỏi của Stalin.[2]

Thí dụ cụ thể là phải chia 5 bang ra thành 14 vùng hành chính cộng thêm Đông Berlin. Sự phân chia này cũng đánh dấu sự tấn công tầng lớp trung lưu của DDR: nông dân mà có đất đai, cũng như các nhà buôn bán, hoặc có doanh nghiệp nhỏ, bị bắt buộc phải từ bỏ sự độc lập vì thuế tăng lên.

Quyết định này được chấp thuận trong bối cảnh tình trạng kinh tế thê thảm trong nước. Theo chính sách quân sự hóa thúc đẩy bởi nhà cầm quyền Sô Viết, những phí tổn quân sự trực tiếp và gián tiếp gia tăng và đã chiếm khoảng 11% của ngân quỹ quốc gia trong năm 1952. cùng với việc bồi thường chiến tranh, nó chiếm trên 20% của ngân quỹ. Những chính sách kinh tế của đảng SED ủng hộ việc phát triển kỹ nghệ nặng trả giá bằng việc giảm sản xuất thực phẩm và hàng hóa thường dùng, đưa đến hậu quả là một cuộc khủng hoảng nặng nề trong việc cung cấp hàng hóa cho quần chúng. Điện đã bị tắt trong các hãng xưởng và các tòa nhà công cộng khi trời bắt đầu tối mỗi đêm (trong lúc cao điểm).

Sự gia tăng đột ngột của việc di dân sang Tây Đức (Republikflucht, chảy máu chất xám) trong nửa năm đầu 1953, đã rất cao từ khi nước DDR thành lập, tạo thành một vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng. Một yếu tố khác mà góp phần vào một tình trạng chính trị mà đã phức tạp là con số đông của những người tù chính trị ở DDR. Việc đàn áp tổ chức không hợp pháp Junge Gemeinde (Xứ đạo trẻ), xem đó là tổ chức trung ương của giới trẻ trong nhà thờ Tin Lành, đóng một vai trò ở đây. Rất nhiều những người đang tập để trở thành mục sư bị bắt giam (th.d. Johannes Hamel và Fritz Hoffmann). Những trung tâm giải trí của tôn giáo bị đóng cửa và bị tiếp quản bởi FDJ (Đoàn thanh thiếu niên tự do Đức) thuộc SED (th.d.: lâu đài Mansfeld và Huberhaus Wernigerode). Các học sinh trung học mà thuộc một nhà thờ thường bị đuổi khỏi trường bởi những người điều hành trường, thỉnh thoảng chỉ trước khi tốt nghiệp nhà trường.

Trong bối cảnh phức tạp này, quyết định để gia tăng năng xuất (theo nguyên tắc thêm nhiều việc làm với cùng một số lương) được cảm nhận là một sự khiêu khích, mà có thể hình dung được là sẽ dẫn tới hạ thấp tiêu chuẩn sống. Ủy ban Trung ương quyết định đối phó với những khó khăn về kinh tế với một loạt thay đổi, gồm có thuế má cao và giá cả tăng lên, và đặc biệt nhất là gia tăng chỉ tiêu công việc khoảng 10%.[3]

Những thay đổi này có hiệu lực vào ngày 30 tháng 6 năm 1953, ngày sinh nhật thứ 60 của Ulbricht. Được loan báo như là một đề nghị, nó trở thành trên thực tế một chỉ thị mà được đưa vào tất cả các doanh nghiệp nhà nước, và nếu chỉ tiêu mới không đạt được, thì công nhân sẽ bị giảm lương. Quyết định này được chấp nhận vào ngày 13–14 tháng 5 năm 1953, và hội đồng bộ trưởng đã phê chuẩn nó vào ngày 28 tháng 5.

Theo sau cái chết của Stalin vào tháng 3 năm 1953 và sự gia tăng rầm rộ về di dân, chính phủ Sô Viết quyết định giảm nhẹ những chính sách mà Stalin đã yêu cầu thực hiện. Vào ngày 4 tháng 6 năm 1953, chính phủ Sô Viết, được báo động bởi những báo cáo về tình trạng náo động, đã triệu tập các lãnh tụ Đông Đức về Moskva. Georgy Malenkov cảnh báo họ nếu chính sách không được sửa ngay lập tức, sẽ có biến động.[4] Sau cuộc thảo luận đầy căng thẳng, nhà cầm quyền Đông Đức thay đổi các chính sách và thú nhận trước quần chúng đã mắc phải những lỗi lầm. Tuy nhiên, theo như sử gia Đông Đức, Manfred Wilke, sự thú nhận này đã tạo ảnh hưởng không có dự định là làm khích động mạnh ý kiến của nhân dân hơn là làm dịu đi các căng thẳng.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nổi dậy tại Đông Đức 1953 http://www.17juni1953.com/aufstand.html http://www.handelsblatt.com/politik/deutschland/ex... http://www.nytimes.com/2013/06/18/world/europe/ger... http://www.17juni53.de/chronik/530617/53-06-17_pdv... http://www.17juni53.de/tote/index.html http://www.17juni53.de/tote/recherche.html http://www.bstu.bund.de/DE/Wissen/Publikationen/Pu... http://www.ib.hu-berlin.de/~pbruhn/juniaugb.htm http://www.mdr.de/thueringen-journal/732106.html#a... http://www.rfa.org/vietnamese/features/108972-2003...